Rau Dớn mọc ở đâu? có công dụng gì? những lưu ý khi sử dụng

Rau dớn cùng họ dương xỉ, sống trong điều kiện ưa ẩm và phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh miền núi nước ta như Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình… Rau dớn rừng với vị ngọt thanh, tính mát, loại cây này từ lâu đã được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Bởi Nông Huyền 59k Lượt xem
Rau Dớn mọc ở đâu? có công dụng gì? những lưu ý khi sử dụng

Rau Dớn rừng không chỉ là một loại rau được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Cùng À Lôi Food tìm hiểu xem rau Dớn mọc ở đâu? có công dụng gì? và những lưu ý gì khi sử dụng nhé!

Giới thiệu cây rau Dớn rừng

Rau dớn, một loại thảo dược quý mọc hoang trong rừng, không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một “bài thuốc” tự nhiên vô cùng quý giá. Với vị ngọt thanh, tính mát, loại cây này từ lâu đã được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

rau dớn rừng
Bó rau dớn rừng

Ngày nay, rau dớn đã trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích, không chỉ ở vùng núi mà còn lan rộng ra các thành phố.

Rau dớn được nhiều người yêu thích không chỉ nhờ hương vị đặc trưng mà còn bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe.

Rau dớn giàu vitamin, khoáng chất, giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch.

Rau Dớn là rau gì?

Rau dớn hay còn gọi là: dớn rừng, dớn nhọt. Nó có tên khoa học là Cyclosorus acuminatus (Houtt). Nakai thuộc họ Dớn (Thelypteridaceae).

Rau dớn cùng họ dương xỉ, sống trong điều kiện ưa ẩm và phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh miền núi nước ta như Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình…

Thành phần hóa học của rau dớn: Nước 86%, carbohydrate 8%, protid 4%, protein 2.4- 3.4%, sắt 6mg, canxi 20-24mg [2]

Nguồn: Wikipedia

Rau Dớn mọc ở đâu tại Việt Nam?

Ở Việt Nam, rau dớn phân bố khắp các tỉnh miền núi như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa các tỉnh Tây Nguyên và vùng cao của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa.

Cây đặc biệt ưa ẩm, chịu bóng hoặc có thể hơi ưa sáng, thường mọc tập trung, đôi khi trở nên thuần loại trên diện tích lớn ở những nơi rừng mới bị tàn phá, ở ven rừng ẩm hoặc dọc theo các bờ khe suối ngoài cửa rừng.

Cây rau dớn cũng mọc thành từng vạt, từng đám rộng ven rừng ẩm ở ở những nơi có độ cao từ 1000 đến 1200m

Đặc điểm nhận biết của cây rau dớn rừng

cách nhận biết rau dớn qua lá
cách nhận biết rau dớn qua lá
  • Lá có phiến kép lông chim, có 2 hoặc 3 lá đơn hình mũi mác dài khoảng 5cm, viền có răng cưa.
  • Lá thường mọc so le với nhiều lá chẻ ở bên trong, lá chét trên không có cuống, lá chét dưới có cuống.
  • Mặt sau lá có gân phụ, trong có một ổ túi bào tử bình tròn xếp đều trên gân lá.
  • Là loại cây thân thảo, trên thân có vảy, dài, mọc bò trên tường hay mặt đất.
  • Rễ cây rau dớn màu đen.

Rau Dớn có công dụng gì cho sức khỏe?

Theo y học hiện đại, cây rau dớn có các tác dụng sau:

  • Cây dớn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt do có chứa DE và cồn;
  • Cây rau dớn có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh ở cả người và thực vật như E.coli, Salmonella aArizonae…
  • Cứ 1g rau dớn sấy khô sẽ có khoảng 19,974mg Flavonoid giúp chống oxy hóa rất tốt.
  • Chống nấm: Hoạt chất Methanolic có trong lá và thân cây rau dớn có tác dụng kháng nấm phổ rộng. Chloroform từ cây rau dớn còn có hoạt tính kháng các loại nấm có giá trị MIC trong khoảng từ 0.02 đến 2.5mg/ml.
  • Giảm đau chống viêm: Khi tiến hành nghiên cứu trên chuột, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng chiết xuất dạng nước từ cây rau dớn có chứa Sterol và Flavonoid giúp làm giảm đau mạnh mẽ trên các triệu chứng đau ngoại vi, đồng thời giảm viêm rất tốt. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện trên chuột tại Thụy Sĩ, kết quả cho thấy hoạt chất Flavonoid bán tinh khiết chiết xuất từ cây rau dớn cũng có tác dụng làm giảm đau rõ rệt.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tiểu đường: Ở một nghiên cứu về hoạt động ức chế Glucosidase được tiến hành bởi 5 loại dương xỉ khác nhau bao gồm cả cây rau dớn cho thấy rau dớn có khả năng ức chế Glucosidase ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Ngoài ra, cây rau dớn còn có tác dụng bảo vệ gan, tẩy giun, nhuận tràng, tăng lưu thông tuần hoàn mạch máu.

Theo y học cổ truyền, cây rau dớn có tính mát, tác dụng:

  • Rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
  • Chữa ho, đặc biệt các trường hợp bị ho ra máu.
  • Điều trị đau nhức đầu, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, tiêu chảy, kiết lỵ, sốt, đồng thời kích thích quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng nước ép rau dớn như một bài thuốc giúp trị cảm lạnh và chữa ho rất tốt.

Những lưu ý khi sử dụng rau dớn

Mặc dù cây rau dớn là một thực phẩm lành tính có thể sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khi sử dụng cây rau dớn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần làm sạch rau dớn trước khi sử dụng, đặc biệt ở những trường hợp bị viêm nhiễm trùng, việc không làm sạch dược liệu có thể làm tăng tình trạng nhiễm trùng.
  • Chọn rau dớn nên chọn rau tự nhiên mọc trong rừng, không sử dụng phân bón hay các chất hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích… Lưu ý loại bỏ hết sâu và côn trùng bám trên rau trước khi dùng.
  • Các nghiên cứu nói rằng trong lá rau dớn non có một lượng nhỏ độc tố dương xỉ. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng ngay cả khi chưa có một ghi nhận hay báo cáo cụ thể nào về trường hợp ngộ độc rau dớn.

Nếu bạn đang muốn sử dụng cây rau dớn với mục đích chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và những người có chuyên môn trước khi dùng.

Một số bài thuốc đông y sử dụng từ rau dớn

  • Bài thuốc cầm máu, hàn vết thương: Chuẩn bị 50g lá non, đem rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó đắp trực tiếp lên vết thương giúp làm dịu và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
  • Bài thuốc đắp chữa bỏng: Chuẩn bị 100g lá bánh tẻ và 100g ruột quả bí ngô. Giã nát hai nguyên liệu này và áp dụng trực tiếp lên vết bỏng để giúp làm dịu và hỗ trợ quá trình chữa lành vết bỏng.
  • Bài thuốc chữa sốt rét: Chuẩn bị 20g thân rễ đã cắt bỏ rễ con, đem rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó sắc với 200ml nước đến khi còn 50ml thì dừng lại. Sử dụng phần nước chia làm 2 lần uống trong ngày. (nên dùng trong 7-10 ngày)

Các món ăn được chế biến từ rau dớn rừng

Bạn đã từng thưởng thức món rau dớn xào tỏi giòn tan, hay nộm rau dớn chua ngọt? Nếu chưa, hãy một lần thử để cảm nhận hương vị đặc biệt của núi rừng nhé!

  • Nộm rau dớn: rau dơn đen trần qua nước sôi, bóp với nước chanh, thêm 1 ít lạc. => cảm giác vị: ăn thơm, giòn hơi chua. Rất kích thích vị giác. Món này là đặc sản của người Tày Tuyên Quang
  • Dớn xào tỏi: Thơm ngậy mùi tỏi, dòn ngon. Món này ăn rất đưa cơm
  • Rau dớn nấu: Lưu ý món này chỉ luộc qua vừa tới để còn độ dòn của rau. Nếu luộc lâu rau sẽ bị nát.

Giá của rau dớn rừng

Rau dớn rừng chỉ ngon khi còn tươi và không bị dập nát, nếu chế biến càng sớm thì rau sẽ càng ngon, giòn và giữ được độ ngọt.

Rau Dớn đa số xuất hiện ở vùng núi, còn ở đồng bằng ít có loại rau này. Muốn mua được rau dớn rừng thì thường sẽ phải đặt hàng trước.

Vậy nên giá của rau dớn phụ thuộc vào bạn mua rau dớn ở đâu, điều kiện vận chuyển, điều kiện bảo quản như thế nào sẽ quyết định rau dớn bao nhiêu 1kg. Giá rau dớn tại tại Hà Nội rơi vào khoảng: 80.000VNĐ – 110.000VNĐ/1kg

Nếu bạn muốn mua rau dớn được bà con đồng bào dân tộc thiểu số hái ở trong rừng. Vui lòng liên hệ À Lôi Food qua các kênh sau:

Với những thông tin vừa rồi À Lôi Food chia sẻ, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về rau dớn rừng rồi đúng không? Nếu bạn muốn ăn Dớn rừng thì đừng quên liên hệ với chúng tôi để đặt mua rau này ngay nhé!

Chia sẻ bài viết này
Theo dõi:
Chào mọi người! Mình là Nông Huyền - Admin À Lôi Food. Mình hy vọng mỗi bài viết, mỗi sản phẩm trên trang không chỉ đơn thuần là thông tin mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu thêm về cuộc sống, con người và tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Mình mong muốn bạn sẽ cảm nhận được tình yêu, sự tự hào và tôn vinh những giá trị truyền thống mà À Lôi Food muốn gửi gắm.